Mô hình kết nối điện thoại IP

Tổng đài IP là một bước của sự phát triển của nền Công nghệ thông tin mà sự trao đổi dữ liệu đã mở rộng dường như không giới hạn về không gian-thời gian thông qua môi trường Internet rộng lớn. Một trong những công nghệ có tính ứng dụng cao là kỹ thuật truyền tải tín hiệu âm thanh dựa trên nền tảng IP (VoIP), ứng dụng này được triển khai dưới hình thức khác nhau

Từ việc tích hợp thêm các thiết bị làm Voice Gateway hay xây dựng một PC thành 1 tổng đài IP-PBX (Asterisk server) nhằm giành quyền kiểm soát, quản lý chi phí tối ưu nhất trong việc trao thông tin liên lạc trong Doanh nghiệp. Và đây cũng là lý do cho ra đời của các tổng đài IP (IP-PBX) thực thụ nhằm khai thác hiệu quả và đáp ứng nhu cầu truyền thông hợp nhất trong hệ thống Công nghệ thông tin của Doanh nghiệp

Hãy tưởng tượng một chút, nếu văn phòng của bạn có chi nhánh làm việc nằm tại 3 miền Bắc-Trung-Nam, nếu như trước đây bạn phải băn khoăn mỗi khi trao đổi thông tin liên lạc giữa các đồng nghiệp cũng như khách hàng tại các chi nhánh khác nhau do chi phí thoại đường dài cao hay bạn phải tiết kiệm thời gian khi cần liên lạc từ bên ngoài về đồng nghiệp trong công ty thì với 1 hệ thống VoIP được tích hợp, tất cả những băn khoăn này sẽ được giải quyết triệt để và giải quyết được bài toán chi phí thông tin liên lạc trong doanh nghiệp.

Các loại đầu số kết nối bưu điện và giải pháp

1. Các loại đầu vào

a. Đầu vào analog

– Đây là các đầu số điện thoại truyền thống, mỗi số điện thoại cố định được kéo đến từ các nhà cung cấp số như VNPT, Viettel…,

Nhược điểm:

– Mỗi đường dây chỉ 1 cuộc gọi đồng thời, gọi đến bị hiện tượng báo bận không gọi được

– Gọi đi mỗi lúc hiển thị 1 số khác nhau

– Gọi đến bị trễ chuông từ 1 đến 3 hồi bên trong mới đổ chuông

– Dịch chuyển văn phòng là mất số

b. Đầu vào E1

– Được kéo bởi 1 đường cáp đến các công ty,

Nhược điểm:

– Chi phí lắp đặt ban đầu đắt: Khoảng 5-6 triệu

– Chi phí hàng tháng duy trì: khoảng 1 triệu

– Dịch chuyển văn phòng là mất số nếu không làm dịch vụ được với bưu điện

Ưu điểm:

– Gọi 30 cuộc gọi đồng thời

– Gọi đi chỉ hiển thị 1 số duy nhất

c. Đầu vào ip siptrunk (Hiện nay có VNPT, VIETTEL, FPT và CMC cung cấp)

– Số điện thoại được sử dụng qua đường cáp quang (đường mạng internet)

Ưu điểm:

– Gọi đi và gọi đến không bao giờ bị báo bận

– Gọi đến không bị trễ chuông

– Dịch chuyển vị trí văn phòng đến bất kỳ địa điểm nào không bị gián đoạn thoại

2. Các thiết bị đầu cuối

– Điện thoại IP và phần mềm softphone trên PC/Smartphone: Kết nối trực tiếp vào mạng LAN, Internet là sử dụng được ngay, không cần kéo dây.

– Điện thoại analog: Cần card chuyển đổi analog để sử dụng.

3. Các phần mềm mở rộng phát triển

– Các phần mềm chăm sóc khách hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *